Bố tôi, người đảm đương việc bếp núc của gia đình, đã nuôi dưỡng chúng tôi bằng các món ăn mới lạ. Chúng tôi ăn đậu phụ trước cả khi đậu phụ trở nên phổ biến như ngày nay (1). Không phải là ông thích hương vị, hoặc thậm chí là vì lợi ích sức khỏe được quảng cáo như hiện nay. Ông đơn giản là thích thử những món mà chưa ai khác ăn. Và việc sử dụng thực phẩm lạ theo cách chế biến điển hình của nó thôi là chưa đủ. Không, ông đã tạo ra các món ăn như "ngón tay nấm portobello", "mỳ Ý sốt falafel", "trứng chiên từ mì căn".
Gà ngón tay (trái) được thay thế bởi nấm portobello (phải).
Sốt ragu thường được nấu cùng thịt bò hoặc thịt lợn (trái), được thay thế bởi falafel, viên chả đậu gà có nguồn gốc từ ẩm thực Trung Đông (trái).
Mỳ căn (seitan), được làm từ đạm lúa mì, là một nguyên liệu thay thế phổ biến với người ăn chay nó chứa nhiều đạm thực vật và có thể dùng thay thế cho thịt trong các món ăn.
Nhiều trong số những món ăn "đặc biệt" của bố tôi liên quan đến việc thay thế thực phẩm, đôi lúc là để làm dịu lòng mẹ tôi, khi thay thế một loại thịt RẤT không phù hợp với Đạo Hồi (2) bằng một thịt chỉ HƠI không phù hợp (lợn muối→gà tây muối); một loại thực phẩm RẤT không lành mạnh với một loại HƠI không lành mạnh (gà tây muối→gà tây chay giả mặn); và đôi lúc ông làm đơn giản chỉ để chứng minh rằng ông có thể (bột mỳ→bột kiều mạch). Một số thay thế của ông dường như không khác gì việc giơ ngón giữa lên với lẽ thường.
Trong một chuyến thăm nhà gần đây, tôi đã tìm thấy những loại thực phẩm sau trong tủ lạnh của bố mẹ tôi: thịt gà chay để kẹp burger, gà viên và gà miếng giả; xúc xích và chả thịt giả; bơ thực vật và trứng chay, bánh hamburger rau củ và xúc xích kielbasa chay. Bạn có thể cho rằng một người với hàng tá loại thực phẩm giả mặn sẽ là người ăn chay, nhưng đó không chỉ là sai lầm - vì bố tôi ăn thịt mọi lúc - mà nó còn bỏ lỡ hoàn toàn điểm quan trọng. Bố tôi luôn nấu ăn một cách phi truyền thống. Ẩm thực của ông phục vụ cho việc sinh tồn, nhưng cùng dành cho việc tận hưởng cuộc sống.
Ngày nay, có rất nhiều loại thịt chay giả mặn được chế biến tiện lợi và ngon miệng không kém các món thịt truyền thống.
Chúng tôi chưa bao giờ chất vất ông, và có lẽ chúng tôi đã từng rất thích các món ăn đó — dù chúng tôi sẽ chẳng mời bạn bè về nhà mình ăn tối. Có lẽ chúng tôi đã từng coi ông là một Đầu bếp đại tài. Nhưng cũng giống như khi tôi kể về những món ăn của bà, thức ăn không chỉ là thức ăn. Chúng là những câu chuyện. Câu chuyện của chúng tôi là về ông bố thích thử thách trong vùng an toàn, người đã khuyến khích chúng tôi thử những điều mới mẻ, chỉ vì nó mới, người thích làm mọi người cười khi nấu ăn như một nhà khoa học điên, bởi tiếng cười đó quý hơn mọi mỹ vị trên đời.
Một thói quen của gia đình tôi đó là không bao giờ có tráng miệng sau bữa tối. Tôi sống với bố mẹ suốt 18 năm và không có bất kỳ một bữa ăn gia đình nào có đồ ngọt. Không phải là bố muốn bảo vệ sức khoẻ răng miệng (tôi nhớ rằng bố cũng chẳng nhắc tôi đánh răng được mấy lần.) Đơn giản là, ông không coi những món tráng miệng là thứ thiết yếu. Các món mặn mới là quan trọng, vậy tại sao phải tốn chỗ trong dạ dày cho các món ngọt. Điều kỳ diệu là, chúng tôi đã tin bố. Khẩu vị của tôi — không chỉ là quan niệm về thức ăn, mà cả sự thèm thuồng vô thức — đều được hình thành từ lời dạy của bố. Cho đến nay, tôi vẫn là người ít quan tâm đến món tráng miệng nhất mà tôi từng gặp, và tôi sẽ luôn luôn chọn một lát bánh mỳ đen thay vì một lát bánh gato vàng.
Vậy những thói quen ăn uống của con tôi sẽ được hình thành từ đâu? Mặc dù khẩu vị của tôi đối với thịt đã gần như tan biến — nhìn thịt đỏ thường làm tôi thấy ghê — nhưng mùi thịt nướng BBQ mùa hè vẫn làm tôi chảy nước miếng. Con trai tôi liệu có vậy không? Liệu con có thể là thế hệ đầu tiên không hề thèm thịt bởi vì con chưa từng ăn thịt? Hay vì vậy mà con sẽ càng thèm muốn nó hơn?
Comments