top of page
Ảnh của tác giảSweet Potato

ENVIRONMENTALISM - CHỦ NGHĨA MÔI TRƯỜNG

Sự quan tâm đặc biệt dành cho việc bảo vệ và phục hồi những tài nguyên thiên nhiên và hệ thống sinh thái phục vụ cho đời sống con người. Cũng có những định nghĩa đẹp đẽ hơn về chủ nghĩa môi trường, nhưng ở thời điểm hiện tại, đây là định nghĩa phổ biến nhất. Một số nhà bảo vệ môi trường quy động vật vào nhóm tài nguyên thiên nhiên cần được bảo hộ. Nhưng, động vật mà họ nói đến ở đây thường bao gồm những loài quý hiếm, hay đang bị săn bắn, chứ không phải những loài nhiều nhung nhúc trên trái đất. Mà theo tôi, đây mới là những loài cần được bảo vệ và phục hồi nhất.


Hình minh hoạ: Trong các loài động vật có vú trên trái đất, 60% là gia súc, 36% là con người, và chỉ 4% là động vật hoang dã. Trong các loài chim, 70% là gia cầm, 30% là chim hoang dã.

Một nghiên cứu của đại học Chicago đã chỉ ra rằng lựa chọn chế độ ăn của chúng ta góp một phần ngang ngửa với các lựa chọn về phương tiện giao thông, vào việc thúc đẩy hiện tượng nóng lên toàn cầu. Những nghiên cứu uy tín gần đây hơn từ phía Liên hợp quốc (1) và Uỷ ban Pew (2) tổng kết rằng, nghành chăn nuôi toàn cầu góp phần đẩy nhanh biến đổi khí hậu hơn hẳn các ngành vận tại. Theo LHQ, ngành chăn nuôi thải ra 18% lượng khí nhà kính (3) trên thế giới, gần gấp rưỡi so con số của tất cả các ngành vận tải - gồm: ô tô, xe tải, máy bay, tàu hoả và tàu thuỷ - cộng lại. Chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra 37% lượng metan (CH₄) do con người, là loại khí với chỉ số biến đổi khí hậu (4) gấp 20 lần so với khi CO2. Ngành cũng chịu trách nhiệm cho 65% lượng dinitơ monoxide (N₂O) do con người thải ra, với chỉ biến đổi khí hậu gấp 296 lần so với khi CO2. Những thống kê mới nhất nhận định về vai trò của chế độ ăn đưa ra rằng: người ăn mặn góp lượng khí nhà kính gấp 7 lần so với những người ăn thuần chay.



LHQ tóm tắt rằng, những tác động về môi trường từ ngành sản xuất thịt bằng cách chăn nuôi động vật (bất kể là trong công xưởng hay các nông trại truyền thống)

“là một trong những tác nhân top 2 hoặc top 3 dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sinh thái, từ cấp độ địa phương và toàn cầu… [Nông nghiệp chăn nuôi] cần được nghiêm túc nhìn nhận bởi những chính sách đối phó với các vấn đề như thoái hoá đất, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, thiếu nước, ô nhiễm nước, và mất đa dạng sinh học. Gia súc, gia cầm tác động đến môi trường sống ở một quy mô cực kỳ lớn.”

Nói một cách khác đi, nếu một người quan tâm đến môi trường, và người đó công nhận thành quả nghiên cứu từ những cơ quan như LHQ (hay Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, hay Trung Tâm Khoa học vì Lợi ích Công, hay Liên hiệp Nhà khoa học Quan ngại, hay Uỷ ban Pew hay Viện Giám sát Thế giới (5)...), thì hẳn nhiên người đó phải quan tâm đến vấn đề ăn thịt.


Nói một các đơn giản nhất thì, nếu bạn vẫn thường ăn thịt công nghiệp, thì bạn không thể gọi mình là nhà bảo vệ môi trường, bởi đó là ngược lại với chính quan điểm của bạn.



(Trích từ chương "Words Meaning", cuốn "Eating Animal của Jonathan Safran Foer)
Dịch và chú thích: Khoai Lang
 
CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH

(1) United Nation (Liên hợp quốc) “là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế và làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế hướng đến các mục tiêu chung” (theo Thư viện Pháp luật Việt Nam).

(2) The Pew Commission (Uỷ ban Pew), cụ thể là Uỷ ban Pew về ngành Công nghiệp Chăn nuôi (2006-2008) được thành lập bởi Quỹ Thiện nguyện Pew và đại học Johns Hopkins nhằm điều tra và khảo sát tình hình nông nghiệp chăn nuôi ở Mỹ. Uỷ ban đã hướng đến những khảo sát toàn diện, khách quan và cân đối về nhiều khía cạnh của ngành (theo trang của trường đại học John Hopkins).
Nguồn: bài viết về dự án "Pew Commission on Industrial Farm Animal Production"

(3) Greenhouse gas (khí nhà kính) “là thành phần dạng khí và có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (bức xạ hồng ngoại) trong dải bước sóng của Trái Đất gây ra, được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, rồi phân tán nhiệt lại cho Trái Đất và gây nên hiệu ứng nhà kính… Khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO₂, CH₄, N₂O, O₃, các khí CFC.” (theo Tạp chí Điện tử Môi trường & Cuộc sống) 

(4) Global warming potential (chỉ số biến đổi khí hậu): hệ thống quy đổi nhằm mục đích so sánh tác động của các loại khí tới hiện tượng nóng lên toàn cầu, với carbon dioxide (CO₂) là cột mốc để so sánh. (theo trang web chính thức của Hoa Kỳ - EPA)

(5) Intergovernmental Panel on Climate Change (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu), Center for Science in the Public Interest (Trung Tâm Khoa học vì Lợi ích Công), Pew Commission (Uỷ ban Pew), Union of Concerned Scientists (Liên hiệp Nhà khoa học Quan ngại), Worldwatch Institute (Viện Giám sát Thế giới) là các tổ chức nghiên cứu về môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Nghiên cứu của họ phục vụ việc phác thảo các chính sách và cung cấp thông tin đến công chúng cùng các doanh nghiệp, nhằm nhấn mạnh các vấn đề về môi trường và đưa ra những giải pháp bền vững. (tổng hợp và dịch từ hiều nguồn)



4 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

RANH GIỚI LOÀI

CỰC ĐOAN?

Comments


bottom of page