BẮT ĐẦU Ở CINCINNATI VÀ MỞ RỘNG tới Chicago vào cuối những năm 1820s và ‘30s, các nhà máy “chế biến” sơ khai (hay còn được gọi là lò mổ) thay thế những người bán thịt lành nghề bằng những tốp công nhân thực hiện những thao tác chuyên trách lặp đi lặp lại. Có người phụ trách giết, người khác phụ trách cắt tiết; cắt đuôi, cắt chân, chém, cắt sườn, cắt đầu, lột da đầu, chém đầu, làm sạch bụng và xẻ lưng, mỗi tốp công nhân phụ trách các công đoạn khác nhau. Sự hiệu quả của những dây chuyền này đã truyền cảm hứng cho Henry Ford (1), người đưa mô hình này vào ngành công nghiệp ô tô, dẫn đến một cuộc cách mạng trong sản xuất. (Lắp ráp một chiếc ô tô cũng giống như việc phanh thây con bò theo chiều ngược lại.)
Sức ép cho việc cải thiện hiệu suất giết mổ và chế biến một phần đến từ những tiến bộ trong vận tải đường sắt, như việc phát minh toa tải đồ lạnh vào năm 1879, đã cho phép vận chuyển thịt bò từ những nông trang xa tới những điểm tập trung. Ngày nay, không hiếm những loại thịt đã được vận chuyển gần nửa Trái đất để đến siêu thị của bạn. Khoảng cách trung bình mà thịt của chúng ta di chuyển là khoảng 2400 cây. Điều này giống như tôi lái xe từ Brooklyn đến Texas Panhandle để ăn trưa.
Hành trình từ Brooklyn đến Texas Panhandle nếu bạn lái xe.
(Hình ảnh từ Google Map)
Đến năm 1908, hệ thống băng chuyền được đưa vào các dây chuyền mổ và xử lý, cho phép giám sát viên (thay vì công nhân) kiểm soát tốc độ dây chuyền. Tốc độ này sẽ tăng lên trong hơn 80 năm - trong nơi, nó đã tăng gấp đôi và thậm chí là gấp ba - cùng với đó cũng sự tăng lên đều đặn của các tai nạn lao động liên quan và lỗi khi chế biến.
Dù xuất hiện những xu hướng trong quá trình chế biến này, vào đầu thế kỷ 20, động vật vẫn được nuôi chủ yếu trên các trang trại và đồng cỏ theo cách truyền thống - như mọi người vẫn tưởng tượng. Người nông dân vẫn chưa nghĩ đến việc đối xử với động vật sống như thể chúng đã chết.
Comments