Việc chia sẻ đồ ăn tạo ra những cảm giác tích cực và giúp các mối quan hệ xã hội trở nên bền chặt hơn. Ông Michael Pollan, một cây bút chuyên viết về thức ăn, gọi đây là "tình nghĩa chung mâm" và lập luận rằng sự quan trọng của nó, điều mà tôi đồng ý là quan trọng, là một phiếu biểu quyết chống lại ăn chay (vegetarian). Ở một mức độ nào đó, có lẽ ông ấy nói đúng.
Hãy giả sử bạn giống như Pollan và cũng phản đối việc chăn nuôi công nghiệp thịt. Nếu bạn ở phía mời khách, thì sẽ rất tệ khi từ chối món ăn đã được chuẩn bị cho bạn, đặc biệt là (mặc dù ông ấy không đề cập đến điều này) khi lý do từ chối là do đạo đức. Nhưng nó tệ đến mức nào? Đây là một câu đố khó muôn thuở:
Tạo ra sự thoải mái cho mọi người xung quanh, hay là hành động đúng với đạo đức và trách nhiệm của mình, tôi nên coi trọng cái nào hơn?
Sự quan trọng việc ăn đúng đạo đức và ăn để giữ “tình nghĩa chung mâm" sẽ khác nhau trong các tình huống khác nhau (ví dụ: từ chối ăn cơm gà hầm cà rốt của bà tôi sẽ khác với việc từ chối cánh gà nướng bằng lò vi sóng).
Tuy nhiên, một điều quan trọng mà Pollan không đặc biệt nhấn mạnh, là việc cố gắng trở thành một người ăn thịt có chọn lọc còn gây khó khăn cho người làm bếp hơn là việc ăn chay hoàn toàn. Hãy tưởng tượng một người quen mời bạn đến dùng bữa tối. Bạn có thể nói, "Tôi rất muốn đến. Và bạn biết đấy, tôi ăn chay." Hoặc, bạn cũng có thể nói, "Tôi rất muốn đến. Nhưng tôi chỉ ăn thịt được chăn nuôi kiểu truyền thống." Sau đó, bạn sẽ làm gì? Bạn có thể cần phải gửi cho chủ nhà một đường link trang web hoặc danh sách các cửa hàng gần đó để làm rõ yêu cầu của mình. Điều này có thể là đúng đắn, nhưng nó chắc chắn là phức tạp hơn so với việc yêu cầu thức ăn chay (mà ngày nay thì ai cũng hiểu, không cần phải giải thích thêm). Toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm (nhà hàng, dịch vụ thức ăn trên máy bay và tại các căng tin đại học, tiệc cưới, vân vân) đã được thiết lập để phục vụ người ăn chay. Nhưng chưa có những một chế độ tương tự cho người ăn thịt chọn lọc.
Comentarios